Để đảm
bảo máy chủ làm việc liên tục, ổn định với tần suất hoạt động cao thì hệ điều hành máy tính phải có cấu hình
mạnh với các thành phần hardware có thông số kỹ thuật
và chất lượng cao. Ổ cứng máy tính là một trong những
thành phần quan trọng của phần cứng máy tính này. Một
trong số những việc quan trọng cần làm đó là xem thông tin ổ cứng laptop để đảm
bảo nó hoạt động tốt và ổn định về lâu dài.
Hard disk drive
hay ổ cứng máy tính HDD
là thành phần tối quan trọng không thể thiếu của một khối hệ
thống máy tính. Đây là nơi lưu trữ các file vận hành
thuộc hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng, những tiện ích cũng như cả thông tin dữ liệu quan trọng của người dùng. Việc xem
thông tin ổ cứng laptop cũng như nắm được những thông số quan trọng của thiết
bị này sẽ giúp bạn sử dụng
tốt hơn, phòng tránh nguy cơ ổ HDD bị trục trặc. Toàn bộ những thông tin khái
quát về ổ đĩa cứng máy tính bao gồm phương thức kết nối, kích cỡ hay dung lượng
sẽ được thống kê đầy đủ trong bài viết này.
1. Dung lượng ổ cứng máy tính
Đơn vị tính dung lượng cơ bản dành
cho ổ cứng HDD laptop là Byte, KB, lớn hơn là MB, và GB, cuối cùng là TB. Khác
với trước đây, khi MB được coi là đơn vị tính dung lượng thường thấy trên các ổ
cứng, thì giờ đây, TB là đơn vị được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều. Sự khác
biệt này là nhờ vào việc phát triển và cải tiến dung lượng hard drive lên tối
đa. Với dung lượng lớn hơn, bạn có thể tùy ý lưu trữ dữ liệu của mình mà không
phải lúc nào cũng canh cánh lo lắng về việc hết không gian ổ đĩa cứng.
2. Chuẩn kết nối đầu vào
Mỗi khi cài đặt ổ cứng HDD, bạn sẽ nhận được yêu cầu về chuẩn kết
nối ổ cứng với máy tính. Việc xem thông tin ổ cứng laptop lúc này rất cần
thiết. Bởi lẽ không phải laptop nào hay hệ điều hành nào cũng sử dụng chuẩn kết
nối như nhau. SATA chuẩn tiếp xúc công nghệ hiện đại
hiện đang được sử dụng nhiều nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Và theo sau nó
sát nút là chuẩn kết nối SAS. Nhưng cũng có những trường hợp máy tính của bạn dùng
chuẩn kết nối đời đầu SCSI. Do vậy, hãy luôn đảm bảo hiểu rõ chuẩn kết
nối máy tính với ổ cứng HDD của mình đề có thể sử dụng phù hợp.
3. Tốc độ quay của ổ HDD
Với nguyên lí làm việc gồm các
đầu từ chuyển động giúp đọc và ghi dữ liệu, ổ HDD làm việc khá tốn thời gian và
làm chậm bớt quá trình hoạt động của máy tính. Trên thực tế, hiệu suất làm việc và hoạt động của ổ hard drive
laptop được thiết lập bởi khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nhân tố thường được coi
trọng nghiên cứu nhất là thông số vòng quay mỗi phút ( ký hiệu là RPM-round
per minute). Con số của RPM tỉ lệ thuận với tốc độ truyền dữ liệu của ổ
cứng HDD. Nghĩa là, nếu chỉ số RPM càng cao thì tốc độ truyền dữ liệu sẽ càng nhanh
hơn. Trên thị trường hiện nay, ổ HDD loại 3,5 inch thường có thông số 7.200RPM,
còn ổ cứng máy tính HDD 2,5 inch là 5.400RPM.
4. Bộ nhớ đệm hỗ
trợ
Còn
được biết đến với cái tên bộ nhớ cache, bộ nhớ đệm nằm
trong ổ cứng HDD của máy tính cũng có công dụng gần
tương tự giống như RAM. Nguyên cái tên của chúng đã
phần nào nói lên vai trò của bộ nhớ đệm. Nhiệm vụ của cache là hỗ trợ lưu giữ tạm các thông tin dữ liệu
trong suốt quá trình hoạt động và làm việc của ổ cứng máy tính. Thông thường, độ lớn bộ nhớ đệm sẽ có những ảnh hưởng đáng kể tới
hiệu suất làm việc của ổ đĩa máy tính. Đơn vị thông thường được tính của bộ nhớ
đệm là KB hoặc MB.
5. Kích thước ổ cứng HDD laptop
Kích thước của đĩa cứng máy tính có kích
thước chuẩn là 3,5 inch để thuận tiện cho việc lắp
rắp, thay thế, bổ sung. Kích cỡ nhỏ hơn tương thích là 2,5 inch cũng khá phổ
biến trên thị trường. Nhưng có gì khác biệt giữa 2 loai ổ kích cỡ khác nhau này
? 2,5 inch là kích cỡ ổ HDD tương thích với laptop – máy tính xách tay. Còn
loại còn lại, ổ HDD 3,5 inch dành cho máy để bàn.
Xem thông tin ổ cứng laptop là việc cần thiết bất cứ người dùng
máy tính nào cũng cần biết và nắm được. Việc này không những giúp bạn có được
cái nhìn khách quan hơn về máy tính của mình, mà còn có thể giúp mỗi người
chúng ta lựa chọn được ổ cứng máy tính phù hợp mỗi khi có nhu cầu cần mua ổ
cứng máy tính mới đấy.